Tiếp cận khách hàng bằng việc sử dụng tên miền theo địa giới hành chính

Tiếp cận khách hàng bằng tên miền theo địa giới hành chính

Đối với người kinh doanh trực tuyến thông qua website thì đã quá quen thuộc với tên miền rồi. Tuy nhiên, tên miền theo địa giới hành gì có lẽ vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ và xa lạ. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tên miền theo địa giới hành chính và tầm quan trọng của nó trong việc tiếp cận khách hàng địa phương.

Tên miền theo địa giới hành chính là gì?

Theo Thông tư Bộ Tài chính ban hành, hiện tại khách hàng đã có thể đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam cấp 3 dưới tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính (63 tỉnh, thành phố).

Lấy một ví dụ cho dễ hiểu thì Công ty TNHH Phần mềm BNN Việt Nam có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thay vì đăng ký tên miền https://bnn.vn/ thì công ty có thể đăng ký tên miền https://bnn.hochiminh.vn.

Tên miền theo địa giới hành chính sẽ bao gồm tên tỉnh thành trong đó.

Tại sao nên chọn tên miền theo địa giới hành chính?

Thay vì sử dụng tên miền chung như domain.com hay domain.vn thì bạn sử dụng tên miền dựa theo tỉnh, thành, nơi doanh nghiệp được thành lập sẽ tạo nên sự khát biệt hóa doanh nghiệp. Đây cũng được xem như một điểm nhấn cho doanh nghiệp trong mắt đối tác/khách hàng; mà không làm mất đi tính chuyên nghiệp vốn có của một domain.

Hơn nữa, việc đặt tên miền theo địa giới hành chính sẽ không dễ dàng bị lẫn lộn trong đám đông. Chỉ cần với địa chỉ tên miền, đối tác/khách hàng sẽ nắm bắt nhanh chóng thông tin về doanh nghiệp.

Một lợi ích quan trọng nhất trong việc chọn tên miền theo địa giới hành chính, đó là dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu. Thử tưởng tượng bạn là một doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh; hướng đến việc cung cấp sản phẩm chủ yếu cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Thay vì sử dụng tên miền chung chung, sử dụng theo tên miền này giúp bạn khoanh vùng được nhóm khách hàng mục tiêu; giúp tối đa hóa nguồn tài nguyên hiện có cho nhóm khách hàng này.

Tiếp cận khách hàng bằng tên miền theo địa giới hành chính

Các lưu ý khi lựa chọn domain theo địa giới hành chính

Thứ nhất, tên miền không nên quá dài. Độ dài tối đa của một tên miền là 63 ký tự. Tuy nhiên, bạn nên chọn tên miền càng ngắn càng tốt để tăng độ nhận diện thương hiệu và dễ nhớ.

Thứ hai, tên miền phải liên quan đến thương hiệu. Một công ty có thể cung cấp rất nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vì thế, tên miền nên đi kèm thương hiệu sẽ dễ dàng quảng bá thương hiệu hơn là tên miền đi kèm tên sản phẩm. Việc lấy tên một sản phẩm chính nào đó gắn vào tên miền không truyển tải hết được sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.

Thứ ba, tên miền không chứa các ký tự đặc biệt. Tên miền chỉ chứa chữ cái, số và “-“.

Thứ tư, đăng ký tên miền kèm dịch vụ lưu trữ. Bạn có thể đăng ký tên miền kèm dịch vụ lưu trữ. Điều này có thể giúp bạn quản lý tập trung hơn; thay vì phải phân tán tài nguyên và nguồn lực đi nhiều nơi khác nhau.

Tên miền theo địa giới hành chính

Tổng kết

Nền công nghệ ngày càng cải tiến, con người cũng phải thích nghi để bắt kịp sự cải tiến đó. Ngày nay, tên miền không chỉ đơn giản là một địa chỉ website nữa; mà còn góp phần tạo nên độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì thế, việc đăng ký domain theo địa giới hành chính giúp bạn tạo nên sự khác biệt và chuyên nghiệp hóa cho doanh nghiệp của bạn.

Với những thông tin được trình bày phía trên, chúng tôi hi vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về domain theo địa giới hành chính. Tùy vào nhu cầu sử dụng tên miền cho doanh nghiệp; bạn có thể đưa sự lựa chọn phù hợp nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM BNN VIỆT NAM

BNN Việt Nam– Nhà cung cấp dịch vụ Công Nghệ Hàng Đầu Tại
Việt Nam

Xem thêm: Tầm Quan Trọng Của Việc Đăng Ký Tên Miền Trong Kinh Doanh

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *