Kéo theo sự bùng nổ của Internet là xu hướng sử dụng webstie trong kinh doanh. Và khi xây dựng website, một yếu tố không thể không nhắc đến đó chính là Tên miền.
Tên miền là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, tên miền là đường dẫn đến với trang chủ website, đóng vai trò như một địa chỉ vật lý giúp các thiết bị dẫn đến website của bạn. Như các marketer thường nói “Nếu trang web là một ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ của ngôi nhà đó”.
Tên miền thường có 3 đặc điểm chính sau đây:
- Tổng kí tự không quá 63
- Gồm các kí tự trong bảng chữ cái tiếng, chữ số, dấu “.”, “-”; không chứa khoảng trắng và các kí tự đặc biệt khác
- Không được bắt đầu và kết thúc bằng “-”.
Những điều cần biết về tên miền
Domain phải được đăng ký
Muốn sở hữu tên miền, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký. Tại Việt Nam, tên miền được đăng ký thông qua các đơn vị đăng ký tên miền trung gian (trừ tên miền quốc tế). Sau khi đăng ký thành công, mới có quyền sử dụng Domain.
Tên miền là duy nhất và không có sự trùng lặp
Mỗi ngôi nhà chỉ có một địa chỉ duy nhất và không có bất kỳ sự trùng lặp nào. Ở đây, tên miền cũng vậy. Mỗi website chỉ có duy nhất một tên miền; chính vì thế, tên miền đảm bảo tính duy nhất. Để không có sự trùng lặp thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký trước đó.
Domain không bị giới hạn bởi phạm vi, lãnh thổ quốc gia
Domain có thể sử dụng trên toàn cầu. Dù đang ở đâu, bất cứ quốc gia nào, bạn cũng có thể truy cập vào website theo domain của website đó.
Tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Dưới sự phát triển ngày càng cao của nền công nghệ 4.0; tên miền cũng như website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Chẳng hạn như:
- Đưa khách hàng đến với website
- Tên miền là tiền đề trong các hoạt động Digital Marketing
- Domain giúp khách hàng có thể định vị được thương hiệu,được doanh nghiệp
Domain bao gồm những bộ phận nào?
Domain thường bao gồm 2 bộ phận chính, cụ thể là:
- Phần tên: Các chữ cái từ A đến Z, các số từ 0 đến 9, dấu “-”.
- Phần mở rộng: Phần mở rộng được ngăn cách với phần tên bởi dấu “.” như .vn, .com,.org,… Một Domain có thể có một hoặc nhiều phần mở rộng.
Xem thêm tại: Những Câu Hỏi Cần Đặt Ra Khi Lựa Chọn Phần Mở Rộng Tên Miền
Tùy thuộc vào phần mở rộng của tên miền để phân chia cấp của Domain, cụ thể là:
- Tên miền cấp 2 thì bao gồm 1 phần mở rộng ví dụ như bnn.vn
- Tên miền cấp 3 thì bao gồm 2 phần mở rộng ví dụ như bnn.com.vn
- Subdomain (tên miền phụ): là những domain được hình thành từ tên miền cấp 3 ví dụ như hr.bnn.vn. Lưu ý subdomain khác hoàn toàn với domain cấp 3 nên bạn cần hoàn phải chú ý trước khi sử dụng nhé!
Mối quan hệ giữa DNS và Domain
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền. Tác dụng của DNS là cho phép thiết lập liên kết giữa máy chủ và domain; giúp người dùng có thể truy cập vào website theo domain mà không cần phải nhớ IP.
DNS được ví như một danh bạ điện thoại, số IP đóng vai trò là số điện thoại còn Domain được ví như tên trong danh bạ đó. Khi đó, người dùng không cần nhớ số điện thoại bởi vì chúng quá phức tạp; thay vào đó, họ chỉ cần nhớ tên trong danh bạ đó; và tìm theo tên danh bạ.
Cách thức hoạt động của tên miền
Người dùng nhập đầy đủ Domain name lên thành tìm kiếm của Google; đồng nghĩa với việc bạn gửi yêu cầu truy cập đến hệ thống máy chủ; từ đó hình thành hệ thống Domain DNS. Sau đó, máy chủ sẽ tìm kiếm đúng website có địa chỉ mà bạn vừa nhập và chuyển giao diện địa chỉ mà bạn tìm.
Công ty chuyên cung cấp Domain sẽ chuyển tiếp yêu cầu truy cập của người sử dụng đến máy tính (Web Server) mà web được lưu trữ. Web Server có thể là phần cứng hoặc phần mềm:
- Phần cứng: Máy tính lưu trữ thành phần cấu tạo của website, kết nối với internet và truyền thông tin của website đến người dùng cuối cùng.
- Phần mềm: Được hiểu đơn giản là các URL và HTTP; điều khiển người sử dụng đến Web truy cập tới File được lưu trữ trên máy chủ.
Quy định của pháp luật Việt Nam về domain
Pháp luật Việt Nam quy định mỗi cá nhân chỉ có quyền sử dụng; hoàn toàn không có quyền sở hữu. Để sử dụng tên miền, mỗi cá nhân phải nộp phí để gia hạn tên miền. Trong trường hợp, domain hết hạn mà người đang sử dụng chưa nộp phí gia hạn tên miền, họ sẽ được kéo dài thêm 3 ngày để nộp phí gia hạn. Nếu quá 3 ngày chưa nộp phí, tên miền sẽ được tạm ngưng trong vòng 17 ngày, nghĩa là bạn sẽ không thể tìm kiếm được website thông qua domain. Trong trường hợp quá 20 ngày, tính từ thời điểm hết hạn, tên miền sẽ bị thu hồi, các tổ chức khác có thể tiến hành đăng ký tên miền như bình thường.
Những tổ chức, cá nhân đã được cấp quyền sử dụng, có thể chuyển nhượng lại quyền sử dụng cho những tổ chức, cá nhân khác.
Mặc dù tên miền không phải là tài sản có giá trị cao; tuy nhiên, tên miền lại ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp. Tương tự như tên thương hiệu của doanh nghiệp; tên miền cũng phải đảm bảo có giá trị sử dụng lâu dài.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM BNN VIỆT NAM
- Địa chỉ: số 50 đường 13, KĐT Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM
- Hotline: 0971.933.973
- Email: info@bnn.vn
- Website: https://bnn.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/BnnVi
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeVNxETEkcAB8CEZvDDDUKw?view_as=subscriber
BNN Việt Nam– Nhà cung cấp dịch vụ Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt Nam