Quản Trị Rủi Ro Trong Công Nghệ Điện Toán Đám Mây

Những rủi ro trong công nghệ điện toán đám mây

Ngày nay, khái niệm điện toán đám mây chắc hẳn không còn xa lạ gì với những người yêu thích công nghệ nữa. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà điện toán đám mây đem lại. Tuy nhiên, triển khai công nghệ điện toán đám mây, đồng nghĩa với việc dữ liệu của doanh nghiệp do nhà cung cấp dịch vụ quản lý; mọi truy cập phải thông qua hạ tầng công cộng. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp còn nghi ngại.

“Đồng xu nào cũng có hai mặt”, việc triển khai công nghệ điện toán đám mây cũng vậy. Bài viết này sẽ chỉ ra những rủi ro sẽ gặp phải trong công nghệ điện toán đám mây và cách quản trị những rủi ro đó.

Điện toán đám mây là gì ?

Điện toán đám mây (hay còn gọi là Cloud Computing) là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua Internet. Nguồn tài nguyên này bao gồm nhiều thứ liên quan đến điện toán và máy tính; ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… và sẽ nằm tại các máy chủ ảo trên mạng. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây mọi lúc, mọi nơi; chỉ cần kết nối với Internet.

Công nghệ điện toán đám mây

Có những loại hình dịch vụ điện toán đám mây nào?

Ba loại hình dịch vụ điện toán đám mây : 

Dịch vụ phần mềm (SaaS): là phần mềm được cung cấp bởi một nhà cung cấp thứ ba; có sẵn theo yêu cầu thông qua Internet cấu hình từ xa. Ví dụ : xử lý văn bản trực tuyến; công cụ bảng tính; các dịch vụ CRM; các dịch vụ chuyển phát nội dung website (Salesforce CRM, Google Docs,…).

Dịch vụ nền tảng (PaaS): cho phép khách hàng phát triển các ứng dụng riêng bằng cách sử dụng API (Application Programming Interface) được triển khai và cấu hình từ xa. Các nền tảng được cung cấp bao gồm các công cụ quản lý cấu hình và các nền tảng triển khai. Ví dụ như Microsoft Azure, công cụ Google App.

Dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS): cung cấp các máy ảo, phần cứng và các hệ điều hành có thể được kiểm soát thông qua một API dịch vụ. Ví dụ như Amazon S3, Terremark Enterprise Cloud, Windows Live Skydrive và Rackspace Cloud.

Bốn loại hình triển khai dịch vụ :

  • Đám mây riêng (Private Cloud): là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp trong nội bộ của doanh nghiệp. Những đám mây này tồn tại bên trong tường lửa và được các doanh nghiệp toàn quyền vận hành, kiểm soát, quản lý. Đây là xu hướng của các doanh nghiệp lớn, có đủ lực lượng công nghệ thông tin, sử dụng nhằm tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin.
  • Đám mây công cộng (Public Cloud): là các dịch vụ được bên thứ ba cung cấp. Chúng tồn tại bên ngoài tường lửa của công ty và được nhà cung cấp quản lý. Nhà cung cấp tạo ra tài nguyên, ứng dụng có sẵn trên Internet như office 365, Gmail, Google Drive,.. theo hai hình thức là miễn phí và trả phí. Đây là loại hình triển khai dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  • Đám mây kết hợp (Hybrid Cloud): là sự kết hợp của đám mây riêng và đám mâycông cộng. Đám mây kết hợp cho phép khai thác điểm mạnh của từng loại hình và đưa ra phương thức tối ưu cho người sử dụng.
  • Đám mây cộng đồng (Community Cloud): là mô hình triển khai mới, bao gồm nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau. Các doanh nghiệp cùng sử dụng các ứng dụng để phục vụ công việc; vì thế yêu cầu ở sự tin tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp cùng triển khai mô hình này.

Quản trị rủi ro trong điện toán đám mây

Dịch vụ công nghệ điện toán đám mây

Tính bảo mật:

Những rủi ro thường gặp trong việc bảo mật dữ liệu thường là việc thu lén dữ liệu trên đường truyền liên lạc. Có thể bị rò rỉ dữ liệu do nhà cung cấp dịch vụ hoặc phía nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sở hữu dịch vụ Private Cloud cũng là một cách để giảm thiểu rủi ro, vì tính bảo mật của loại hình này rất cao. Nhà cung cấp Cloud sẽ cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp một máy chủ chuyên dụng (dedicated server).

Tính toàn vẹn:

Những rủi ro thường gặp thường là trong thao tác dữ liệu đang truyền đưa, thao tác dữ liệu, sửa đổi dữ liệu khi đang truyền đi, sửa đổi dữ liệu tại nhà cung cấp dịch vụ, sửa đổi dữ liệu tại hệ thống nội bộ.

Tính khả dụng:

Việc triển khai điện toán đám mây có thể bị gián đoạn. Có thể bị ngừng trệ về mặt thời gian, bị tấn công, bị mất truy cập dữ liệu; mất dữ liệu ở phía nhà cung cấp dịch vụ, thiếu tính khả dụng trong hệ thống nội bộ.

Về hiệu suất: 

Cần xem xét hiệu suất mạng, hạn chế khả năng mở rộng, sự kém hiệu suất cố ý, các vấn đề hiệu suất của hệ thống nội bộ.

Về vấn đề bảo trì:

Khả năng tùy biến hạn chế, các quy trình nghiệp vụ không phù hợp, không tương thích với công nghệ mới. Từ đó, hạn chế thao tác với dữ liệu; công nghệ độc quyền, việc bảo trì không đầy đủ; việc cập nhật trong thời gian không phù hợp.

Tóm lại, khi triển khai dịch vụ đám mây, cần cân nhắc đến những yếu tố rủi ro để tránh gặp phải những vấn đề xấu; ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhé !

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM BNN VIỆT NAM

BNN Việt Nam– Nhà cung cấp dịch vụ Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *