Chúng ta thường nghe nói đến hiệu quả của website khi có chứng chỉ SSL; nào là giúp cải thiện độ bảo mật, tác động tích cực đến SEO; nào là được Google đánh giá cao. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người vẫn còn chưa nắm rõ được thực ra chứng chỉ SSL là gì? Và nó hỗ trợ website của bạn như thế nào. Vậy bài viết này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi Chứng chỉ SSL là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
Chứng chỉ SSL là gì?
SSL – Secure Socket Layer, là một chứng chỉ bảo mật; có khả năng thiết lập chuỗi code mã hóa giữa trình duyệt và server website. Mục tiêu của chứng chỉ này là bảo mật thông tin trong quá trình giao dịch trên Internet. Thay vì dùng văn bản dạng plaintext không được mã hóa thì khi có chứng chỉ SSL; thông tin sẽ được mã hóa và đảm bảo sự bảo mật cho những thông tin của người dùng. Vì thế, việc tích hợp chứng chỉ SSL cho website của doanh nghiệp là một điều tất yếu, cần thiết; nhất là trong bối cảnh hiện nay, có khá nhiều tình trạng tấn công mạng; đánh cắp thông tin người dùng từ những hacker, spammer.
SSL certificate hoạt động như thế nào?
Khi trình duyệt cố gắng truy cập một trang web được bảo mật bằng SSL; trình duyệt và máy chủ web sẽ thiết lập kết nối SSL bằng quy trình được gọi là “SSL Handshake”. Lưu ý rằng SSL Handshake là ẩn đối với người dùng và xảy ra ngay lập tức.
Về cơ bản, có ba khóa được sử dụng để thiết lập kết nối SSL: khóa công khai, khóa riêng tư và khóa phiên. Trong quá trình Handshake, máy khách và máy chủ sử dụng khóa công khai và khóa riêng tư để trao đổi dữ liệu được tạo ngẫu nhiên. Mọi thứ được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bằng khóa cá nhân; và ngược lại. Dữ liệu ngẫu nhiên được sử dụng để tạo khóa mới cho mã hóa, được gọi là khóa phiên.
Bởi vì mã hóa và giải mã bằng khóa riêng tư và khóa công khai cần nhiều sức mạnh xử lý; chúng chỉ được sử dụng trong quá trình SSL handshake để tạo khóa phiên đối xứng. Sau khi kết nối an toàn được thực hiện; khóa phiên được sử dụng để mã hóa tất cả dữ liệu được truyền.
Cách thức hoạt động của SSL trải qua theo trình tự sau:
- Bước 1: Trình duyệt kết nối với máy chủ web (trang web) được bảo mật bằng SSL (https). Trình duyệt yêu cầu máy chủ tự nhận dạng.
- Bước 2: Máy chủ gửi bản sao Chứng chỉ SSL, bao gồm cả khóa công khai của máy chủ.
- Bước 3: Trình duyệt kiểm tra gốc chứng chỉ dựa trên danh sách CA đáng tin cậy; và chứng chỉ đó là chứng chỉ chưa hết hạn; chưa được thu hồi và tên thông dụng của nó có hợp lệ cho trang web mà nó đang kết nối. Nếu trình duyệt tin cậy chứng chỉ, trình duyệt sẽ tạo, mã hóa và gửi lại khóa phiên đối xứng bằng khóa công khai của máy chủ.
- Bước 4: Máy chủ giải mã khóa phiên đối xứng bằng cách sử dụng khóa riêng của nó; và gửi lại một xác nhận được mã hóa bằng khóa phiên để bắt đầu phiên được mã hóa.
- Bước 5: Máy chủ và Trình duyệt hiện mã hóa tất cả dữ liệu được truyền bằng khóa phiên.
Lý do website của bạn cần có SSL certificate ngay từ hôm nay
Nếu không có chứng chỉ SSL, website của bạn sẽ chẳng khác gì “nhà không khóa cửa”. Và bạn hãy thử tưởng tượng xem; cửa nhà không được khóa thì kẻ trộm có thể vào lấy cắp tài sản trong nhà bất cứ lúc nào cũng được. Tương tự vậy, website của bạn cũng sẽ dễ dàng bị đánh cắp dữ liệu trong quá trình trao đổi thông tin giữa server và website nếu website cua bạn không được cài đặt chứng chỉ SSL.
Đừng bao giờ coi thường vấn đề bảo mật mạng. Dù bạn kinh doanh lớn hay nhỏ, một khi dữ liệu bị đánh cắp, không chỉ bạn mà cả người dùng đều sẽ gặp phải những rắc rối lớn. Vì vậy, chứng chỉ SSL có một tầm quan trọng rất lớn trong việc kinh doanh thông qua website.
Dưới đây là một số lợi ích mà SSL có thể đem lại cho website của bạn.
Bảo mật cao cho trình duyệt, nâng cao uy tín cho website
Chứng chỉ SSL có khả năng mã hóa tất cả các dữ liệu được trao đổi giữa website và người dùng. Điều nay giúp thông tin người không bị lộ; tránh tình trạng các hacker xâm nhập và lấy cắp thông tin người dùng. Như vậy, nhờ có chứng chỉ SSL mà website của bạn sẽ an toàn hơn với hacker. Điều này khiến website được đánh giá cao hơn bởi người dùng.
Bạn hãy tưởng tượng mình là một người đi mua hàng. Nhưng website bạn muốn truy cập lại không được chứng thực an toàn; thì bạn có sẵn sàng đăng nhập thông tin cá nhân của mình lên website đó hay không? Tâm lý người dùng ai cũng sẽ bị leak thông tin ra ngoài cả; hơn nữa, việc mua hàng đôi khi còn phải bắt buộc đăng nhập tài khoản thanh toán của người dùng.
Đưa website của bạn lên thứ hạng cao hơn trên Google
Có một điều chắc chắn bạn không thể bàn cãi; đó là Google luôn đánh giá cao những website có sử dụng chứng chỉ SSL. Nhằm thiết lập một “hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp”; Google luôn đòi hỏi những tiêu chí của website để có thể chọn lọc, đánh giá; và giúp người dùng tiếp cận với những nội dung chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mỗi người dùng; va đảm bảo sự an toàn cho người dùng. Vì vậy, mọi giao thức bảo mật đều được Google cảnh báo kịp thời; để các quản trị viên của website có thể khắc phục lỗ hỏng bảo mật cho website của mình.
Từ năm 2014, Google áp dụng thuật toán PageRank để xếp hạng website. Thuật toán này xác định SSL là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí website trên Google. Vì vậy, các website có cài đặt chứng chỉ này sẽ được ưu tiên ở vị trí cao hơn; nếu xét mọi yếu tố khác đều như nhau.
Cải thiện lưu lượng truy cập
SSL hỗ trợ người dùng lướt web an toàn hơn; đồng thời, làm cho lưu lượng truy cập website trở nên tích cực hơn cả về chất lượng lẫn số lượng. Đồng thời, việc được Google xếp hạng cao hơn cũng sẽ giúp website của bạn dễ dàng thu hút được nhiều lượng truy cập chất lượng hơn.
Thúc đẩy chuyển đổi cao
Theo thống kê của GlobalSign; có đến hơn 90% người được khảo sát trả lời rằng nếu họ nhận thấy website không an toàn; đặc biệt là không có SSL Certificate được xác thực, họ không sẵn sàng để lại thông tin trên website đấy; vì họ sợ rằng những thông tin của mình sẽ bị lộ ra ngoài. Vì thế, SSL chính là một trong các yếu tố cần thiết để người dùng tin vào website của bạn; đăng nhập thông tin của họ trên đó; và thúc đổi chuyển đổi cao trong hành vi mua hàng cùa người dùng. Việc có tăng khả năng chuyển đổi trong hành vi mua hàng của khách hàng hay không; một phần tùy thuộc vào độ bảo mật của website. Điều đó giúp ta nhận thấy được tầm quan trọng của SSL Certificate trong việc thúc đẩy chuyển đổi.
Sự khác biệt giữa SSL miễn phí và SSL có trả phí
Trên thị trường hiện nay, SSL được chia làm 2 loại: SSL miễn phí và SSL có phí. Phần này sẽ tập trung phân tích sự khác nhau của hai loại SSL.
Loại chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL miễn phí chỉ đi kèm với tùy chọn Xác thực tên miền (DV). Chứng chỉ DV chỉ được sử dụng để cung cấp mức xác thực cơ bản. Thông thường, chúng được sử dụng cho các nền tảng như các trang web và blog nhỏ. Chứng chỉ SSL miễn phí không có điều khoản cho chứng chỉ Xác thực tổ chức (OV) và Xác thực mở rộng (EV). Trong khi các chứng chỉ SSL trả phí đi kèm với các tùy chọn OV & EV; đây là những thứ hoàn toàn cần thiết để bảo vệ các trang web kinh doanh.
Mức độ xác thực
Khi cần xác minh chi tiết doanh nghiệp của chủ sở hữu trang web trước khi cấp chứng chỉ miễn phí; CA không xác thực bất kỳ điều gì ngoài danh tính của chủ sở hữu trang web. Trong trường hợp chứng chỉ SSL trả phí; việc xác minh danh tính của chủ sở hữu trang web là điều bắt buộc trước khi cấp chứng chỉ cho chủ sở hữu trang web và trong trường hợp chứng chỉ OV & EV; việc xác minh chuyên sâu về doanh nghiệp được thực hiện bởi cơ quan cấp chứng chỉ (CA).
Thời gian hiệu lực
Chứng chỉ SSL miễn phí được cung cấp bởi các CA phổ biến được phát hành trong 30-90 ngày. Do đó, chủ sở hữu trang web phải gia hạn chứng chỉ sau mỗi 30-90 ngày. Trong trường hợp các chứng chỉ đã trả tiền, chúng có thể được cấp trong thời hạn 1-2 năm.
Sự hỗ trợ
Toàn bộ quy trình SSL — bắt đầu từ tạo CSR đến cài đặt SSL — có thể là một công việc khó khăn, đặc biệt nếu bạn chưa quen với nó. Và ngay cả khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm, bạn vẫn có thể lạc đường. Đó là lý do tại sao việc hỗ trợ kỹ thuật phù hợp rất được khuyến khích.
Rõ ràng là cơ quan cấp chứng chỉ phi lợi nhuận đang thiếu nguồn lực và đó là lý do tại sao họ không thể cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào. Ngược lại, các CA thương mại và đại lý SSL của họ phải cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng của họ.
Không cần phải nói, đây là một điểm cộng lớn có lợi cho CA thương mại và chứng chỉ SSL trả phí.
Mức độ tin cậy
Như đã đề cập trước đó, các chứng chỉ miễn phí chỉ hỗ trợ xác thực cấp miền. Nếu một người muốn lấy chứng chỉ OV và EV; họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng chứng chỉ SSL trả phí. Với chứng chỉ OV & EV đi kèm các chỉ báo trực quan như tên doanh nghiệp trong URL; thông tin chứng chỉ và con dấu trang web tốt hơn. Trong khi đó, chứng chỉ SSL miễn phí không cung cấp các đặc quyền như vậy.
Sự bảo đảm
Với chứng chỉ SSL miễn phí, đôi khi sẽ xảy ra sự cố từ phía CA – chẳng hạn như PKI của họ bị lỗi nghiêm trọng. Chứng chỉ SSL trả phí không có vấn đề này; vì chúng được hỗ trợ bởi các bảo hành có giá trị từ 10 nghìn đến 1,75 triệu.
Tính liên kết
Đối với SSL thường, khi cài đặt, người dùng nhập lệnh cài đặt trong thiết lập riêng.
Còn đối với SSL cao cấp, bạn chỉ cần copy chứng chỉ trên các máy chủ riêng biệt là đã có thể liên kết các SSL lại với nhau trên website.
Tính tập trung
Những SSL miễn phí hoạt động riêng lẻ; nên quản trị viên website sẽ gặp trở ngại không nhỏ khi quản lý chúng. Còn với SSL cao cấp, chúng hoạt động tập trung trên những máy chủ liên kết với nhau; vì thế các quản trị viên website sử dụng chúng sẽ dễ dàng quản lý hơn rất nhiều
Hỗ trợ dynamic site seals
SSL cao cấp sẽ giúp website của bạn sở hữu con dấu “Secured”. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì SSL cao cấp còn cho phép để tên doanh nghiệp thay cho mục “Secured” này; để giới thiệu danh tính và thiết lập lòng tin của khách hàng.
SSL thường mặc dù vẫn hỗ trợ đầu https:// nhưng không hiện lên màu xanh lá; nó chỉ hiển thị một ổ khóa màu xám.
Độ tương thích
SSL thường thường chỉ hoạt động với những website dịch vụ; trong khi SSL cao cấp còn tích hợp tốt với các website khác như Email, DNS, Firewall, Load Balancing v.v.
Hỗ trợ Wildcard SSL
Wildcard SSL là chứng chỉ SSL cho các tên miền con. SSL miễn phí không hỗ trợ Wildcard SSL. Nếu muốn sử dụng, bạn phải đăng ký mỗi chứng chỉ cho một tên miền. Như vậy, bạn phải quản lý rất nhiều SSL riêng lẻ.
Trong khi đó, SSL trả phí sẽ giúp tự động tích hợp Wildcard SSL cho từng trang con của website; giúp bạn dễ dàng quản lý SSL cho website của mình hơn.
Khả năng hỗ trợ các định dạng domain quốc tế
SSL cao cấp có thể hỗ trợ các định dạng domain quốc tế; còn SSL miễn phí thường chỉ hỗ trợ domain tiếng Việt mà thôi
Lời kết
Tóm lại, SSL là một chứng chỉ cần thiết cho website; giúp quá trình trao đổi thông tin của website và người dùng được mã hóa bảo mật tốt hơn; phòng chống hiệu quả với những hacker muốn đánh cắp dữ liệu của bạn. Vì vậy, mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc sử dụng SSL khi xây dựng hoạt động kinh doanh thông qua website.