[Phân Tích Chuyên Sâu] Bảo Mật Điện Toán Đám Mây Trong Doanh Nghiệp

Bảo mật điện toán đám mây cho doanh nghiệp

Ngày nay, điện toán đám mây đã trở nên khá quen thuộc; được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên toàn thế giới trên con đường chuyển đổi kỹ thuật số. “Đồng xu nào cũng có hai mặt”, và các dịch vụ đám mây cũng vậy. Trên nền  tảng Cloud, các doanh nghiệp có thể tối ưu quy trình làm việc phức tạp và cải thiện năng suất; nâng cao hiệu suất một cách đáng kể. Song song với những lợi ích mang lợi; việc di chuyển lên đám mây tồn tại một loại rủi ro về bảo mật; cũng như những khó khăn khi áp dụng nền tảng này. Bảo mật điện toán đám mây luôn là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi lên đám mây.

Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa những rủi ro đó? Làm thế nào để gia tăng tính bảo mật cho dữ liệu doanh nghiệp? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Các vấn đề bảo mật liên quan đến Cloud Computing

Bảo mật điện toán đám mây bao gồm hai mảng:

  • Các vấn đề bảo mật của đơn vị cung cấp (các tổ chức cung cấp phần mềm, cơ sở hạ tầng)
  • Các vấn đề bảo mật của khách hàng

Trong đó, ở phân mảng thứ nhất là vấn đề bảo mật của nhà cung cấp, các nhà cung cấp phải đảm bảo cơ sở hạ tầng mà họ cung cấp phải an toán; các dữ liệu và ứng dụng của khách hàng phải được bảo vệ tuyệt đối. Đồng thời, ở phân mảng thứ hai; khách hàng cũng phải đảm bảo rằng; các nhà cung cấp đã áp dụng giải pháp an ninh phù hợp với mục đích bảo vệ thông tin và dữ liệu của họ.

Việc áp dụng ảo hóa trong xây dựng hạ tầng của điện toán đám mây làm phát sinh những vấn đề về bảo mật đối với đối tượng sử dụng dịch vụ. Cụ thể, kỹ thuật này làm thay đổi liên kết giữa hệ điều hành và kiến trúc phần cứng; bao gồm lưu trữ và hệ thống mạng; tạo ra một lớp ảo hóa cần được cấu hình, quản lý và bảo mật.

Thực trạng tấn công mạng:

Hơn nữa, những doanh nghiệp vì muốn đạt được lợi thế cạnh tranh cao hơn nên gia tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số. Lợi dụng điểm yếu này; “kẻ gây hại” có thể “dụ dỗ” doanh nghiệp đi đường tắt; tức là chuyển sang một công nghệ mới nhưng điều này rất dễ gặp phải những sai lầm. Theo thống kê, chỉ tính riêng trong tháng 01/2020, có 1.5 tỷ hồ sơ công ty bị xâm phạm. Điều này cho chúng ta thấy các cuộc tấn công ngày càng đáng lo ngại hơn; hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; đặc biệt là những doanh nghiệp có hạ tầng bảo mật yếu kém.

Đặc biệt, lĩnh vực bán lẻ là một trong những ngành có số liệu thống kê bị xâm phạm nhiều nhất. Bởi đây là nơi dễ dàng lấy được thông tin cá nhân; thông tin thanh toán của một lượng lớn khách hàng.

Bảo mật điện toán đám mây giảm thiểu các cuộc tấn công mạng

Chủ động bảo mật

Không có hệ thống CNTT của bất kỳ doanh nghiệp nào là được đảm bảo 100% về bảo mật; vì vậy các cuộc tấn công cũng là “hồi còi” cảnh báo cho các doanh nghiệp tránh tình trạng chủ quan. Những kẻ tấn công ngày càng tinh vi và hoạt động thường xuyên đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần chủ động trong công tác bảo mật bằng cách liên tục đánh giá và nâng cấp các giải pháp bảo mật. Điều này chỉ có thể thực hiện khi các doanh nghiệp áp dụng phương pháp “bảo mật theo thiết kế” thay vì “bổ sung”. Việc trang bị thêm các phần mềm an ninh mạng vào hệ thống CNTT của doanh nghiệp không còn mang tính hiệu quả cao; và còn tốn một lượng chi phí khá lớn của doanh nghiệp.

Theo thống kê:

Gần 75% sai phạm của các cuộc tấn công đến từ bên ngoài; và hơn 25% liên quan đến nội bộ doanh nghiệp. Trong đó, nhân viên chính là những liên kết yếu nhất và kẻ tấn công thì dễ dàng nhận thức rõ được điểm này. Vì vậy, việc nuôi dưỡng văn hóa bảo mật trong doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng. Thông thường, các vấn đề về bảo mật chỉ được chú tâm ở những cấp quản lý cao; mà bỏ qua việc giáo dục cho toàn bộ nhân viên. Một quan niệm sai lầm “các vấn đề bảo mật chỉ thuộc trách nhiệm của bộ phận IT” đã dẫn đến sự chủ quan trong bảo mật.

Các tổ chức doanh nghiệp cần liên tục đánh giá cơ sở hạ tầng tại doanh nghiệp mình; cũng như ưu tiên việc đào tạo toàn thể nhân viên để họ nhận thức sâu sắc hơn về bảo mật,  về tác động của các cuộc tấn công an ninh mạng. Điều tối quan trọng trong việc bảo mật hệ thống thông tin dữ liệu của doanh nghiệp là thống nhất cả về công nghệ, văn hóa và nhân viên. Đặt một nền móng thật vững chắc, có chiến lược; giải pháp cụ thể thì sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có khi chuyển đổi lên điện toán đám mây.

Để biết thêm thông tin chi tiết; vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM BNN VIỆT NAM

BNN Việt Nam– Nhà cung cấp dịch vụ Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *